Thứ năm, Ngày 02/05/2024
Trang chủ Giới thiệu Hoạt động Tài liệu Tuyển dụng Bài báo Liên hệ  
Cảm ơn quý khách truy cập trang web chính thức của công ty TNHH BKTĐH. Chúc quý luôn mạnh khỏe và thành đạt
 
SẢN PHẨM
Bộ đk động cơ tuyến tính (nghiên cứu)
Biến tần cho điều hòa
Bộ điều khiển lắng tĩnh điện
Máy hàn sử dụng SCR
Bộ đo công suất S10
Bộ thu thập dữ liệu qua SMS
CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN
Nâng cấp máy ép hp1600
Hệ cấp cám nhiệt điện
Phần mềm SCADA hệ nhiệt luyện
DỊCH VỤ
Sửa chữa biến tần và các thiết bị công suất
Sửa chữa thiết bị khả trình công nghiệp (PC, PLC)
Tư vấn thiết kế hệ thống truyền động
Tư vấn hệ thống phần mềm công nghiệp
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Le Anh Tuan
ĐỐI TÁC

 


HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN, GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ SỐ LIỆU

DASYS2011

Giới thiệu công nghệ   

 Nhà máy cơ khí Đông Anh (Hà nội) sản xuất bi đạn cho nghiền ximăng và các phụ tùng máy nghiền. Các qui trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt theo một lưu đồ công nghệ nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9002 (Hình vẽ dưới). Bi đạn sau khi được đúc đến phân xưởng nhiệt luyện bằng tại các lò điện tại xưởng nhiệt luyện, nhiệt độ được tăng giảm theo từng mức tại các bước thời gian theo các chương trình đặt sẵn. Trong suốt quá trình luyện, kim loại được lấy mẫu đưa tới phòng phân tích quang phổ để phân tích thành phần vật liệu. Sau khi phân tích, tuỳ vào hàm lượng các chất Cacbon, Silic, Photpho.. trong mẫu kim loại người ta có quyết định khử bớt hoặc thêm chất phụ gia.

Xưởng nhiệt luyện có 12 lò luyện, trong đó có 9 lò dùng một buồng nhiệt một đầu to, 2 lò dùng hai buồng nhiệt đầu to, 1 lò dùng 3 buồng nhiệt đầu to. Các lò có nhiều buồng có đặc điểm là phần tử nhiệt riêng có thể điều khiển riêng biệt. Cấu trúc lò không đồng nhất nhưng chương trình nhiệt luyện có thể giống nhau hoặc khác nhau.

 Với mục đích tự động hoá cho quá trình nhiệt luyện nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thuận lợi cho quá trình giám sát, quản lý, điều khiển các lò nhiệt, dự án xây dựng một hệ điều khiển quan sát và thu thập dữ liệu nhỏ hình thành. Hệ được thiết kế gồm các sensor nhiệt, các bộ ghi tự động, các controller điều khiển theo chương trình, một máy tính điều khiển tập trung theo dõi suốt quá trình bằng số liệu và đồ thị. Chương trình chạy lò nhiệt được thiết kế trên máy tính, lưu lại dưới dạng file và có thể lựa chọn, truyền cho bộ controller khi bắt đầu chạy lò. Các số liệu về nhiệt độ theo thời gian được thu thập về máy tính, biều diễn trên màn hình và được lưu lại. Khi báo cáo, chương trình phục vụ việc in ấn theo một mẫu báo cáo có sẵn, số liệu báo cáo được lưu trong 30 ngày cho mỗi lò.

Chức năng cơ bản của phần mềm

Phần mềm lập trình, theo dõi và báo cáo cho hệ thống lò nhiệt luyện viết theo đơn đặt hà của công ty TNHH MTV cơ khí Đông Anh. Phần mềm có các chức năng chính sau:

§  Theo dõi, nạp chương trình điều khiển cho hệ thống nhiệt luyện cũ, quản lý số liệu từng mẻ.

§  Theo dõi, nạp giá trị đặt cho Tôi liên tục ; lò Ram liên tục. Quản lý số liệu từng đợt sản xuất.

§  Các lò đều có chức nãng nạp thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc để : xuất biểu đồ nhiệt độ (có chức năng phóng to thu nhỏ) trong khoảng thời gian đã chọn.

§  Chc năng lập báo cáo gồm tiếng Anh và tiếng Việt

§  Giao din thân thin, trc quan d s .

§  Chc năng mở rộng dự trữ cho hệ lò sẽ mở rộng:

I.       Giới thiệu giao diện 

Giao diện chính chương trình có thể chia làm 3 vùng như trên hình. Trong đó

Vùng  I: Biểu diễn đồ thị nhiệt độ theo thời gian của lò. Các lò được chia thành 3 khu vực như sau:

·        Khu vực NL1: Bao gồm các lò cũ, sử dụng bộ điều khiển ES100. Mỗi lò bao gồm một hoặc nhiều buồng lò. Với lò một buồng, đồ thị biểu diễn thành hai đường bao gồm đường nhiệt độ đặt và đường nhiệt độ thực tế. Với lò nhiều buồng, đồ thị biểu diễn đường nhiệt độ đặt và nhiệt độ thực tế của các buồng lò. Ví dụ, lò 1 có 2 buồng, đồ thị sẽ bao gồm một đường SV và hai đường PV có màu sắc khác nhau.

Khu vực này có vùng quan sát một lúc 9 lò. Khi số lò hiện hữu lớn hơn 9, có thể dùng chức năng lật trang quan sát để chuyển sang trang kế bên.

·        Khu vực NL2: Là khu vực bao gồm các lò Tôi liên tục, Ram liên tục. Lò Tôi liên tục có 4 vùng buồng nhiệt, lò Ram liên tục có 2 vùng buồng nhiệt. Các vùng này sử dụng các bộ điều khiển E5AZ riêng và có điểm đặt riêng.

Khu vực này có vùng quan sát một lúc 6 lò. Khi số lò hiện hữu lớn hơn 6, có thể dùng chức năng lật trang quan sát để chuyển sang trang kế bên.

·        Khu vực NL3: Là khu vực dự kiến sẽ mở rộng trong tương lai. Cấu trúc giống như NL1, nghĩa là một lò sẽ gồm nhiều buồng lò có cùng điểm đặt. Tuy nhiên, bộ điều khiển sử dụng là E5AZ

Khu vực này có vùng quan sát một lúc 9 lò. Khi số lò hiện hữu lớn hơn 9, có thể dùng chức năng lật trang quan sát để chuyển sang trang kế bên.

Vùng II: Còn gọi là Panel điều khiển.

Trên Panel điều khiển có phần hiển thị nhiệt độ lò, cũng phân chia thành các khu vực NL1, NL2, NL3. Trong đó, khi một lò có nhiều buồng lò, nhiệt độ hiển thị là nhiệt độ trung bình cộng của các buồng lò.

Phía dưới Panel điều khiển là nhóm 11 nút chức năng, bao gồm (lần lượt trái sang phải, trên xuống dưới):

·        Nút lập trình cho các bộ điều khiển ES100 (NL1)

·        Nút chuyển trang hiển thị nhiệt độ (UP)

·        Nút thiết lập nhiệt độ các bộ điều khiển E5AZ

·        Nút chuyển trang hiển thị đồ thị (LEFT)

·        Nút tìm kiếm và lập báo cáo

·        Nút chuyển trang hiển thị đồ thị (RIGHT)

·        Nút thiết lập cấu hình

·        Nút chuyển trang hiển thị nhiệt độ (DOWN)

·        Nút quản trị chương trình

Vùng III: Là hệ thống menu, thực chất cùng chức năng với các nút điều khiển (ngoài chức năng về quản trị dữ liệu và password, theo dõi truyền thông). Các chức năng sẽ được lần lượt trình bày trong các phần tiếp theo.

Bảo vệ các thao tác quan trọng

Trong quá trình sử dụng phần mềm, một số thao tác quan trọng được bảo vệ bằng mật khẩu nhằm tránh:

-         Người không có nhiệm vụ thực hiện thao tác, gây xáo trộn hệ thống, mất dữ liệu...

-         Thao tác quá nhanh dẫn đến nhầm lẫn.

Các thao tác được bảo vệ bao gồm:

·        Thao tác tắt chương trình (đồng nghĩa với việc ngừng quá trình thu thập số liệu)

·        Thao tác thiết lập cấu hình hệ thống.

·        Thao tác dữ liệu gồm: Sao lưu dữ liệu, phục hồi dữ liệu và xóa bớt dữ liệu.

Khi thực hiện các thao tác này, hộp thoại mật khẩu sẽ xuất hiện

Người sử dụng nhập mật khẩu. Nếu đúng, thao tác tiếp tục. Nếu sai, một thông báo như sau xuất hiện. Người dùng nhấn nút OK để nhập lại password

Trong trường hợp người sử dụng nhấn nút “Bỏ qua”, hộp thoại sẽ mất đi và thao tác cũng không được thực hiện.

Mật khẩu có thể được thay đổi bằng cách chọn chức năng trên menu

Khi đó, hộp thoại đổi mật khẩu xuất hiện

Người sử dụng phải nhập mật khẩu cũ và nhập hai lần mật khẩu mới, sau đó nhấn nút “Nhập xong” để chương trình thực hiện thao tác. Nhấn nút “Bỏ qua” để giữ nguyên mật khẩu cũ.

Thiết lập cấu hình

Thiết lập cấu hình là quá trình thực hiện đặt tên, địa chỉ cho các buồng lò. Thao tác này không dành cho người vận hành mà phải được thực hiện bởi nhân viên kỹ thuật, có hiểu biết sâu sắc về hệ thống.

Nguyên tắc đặt địa chỉ như sau:

·        Một lò có thể có tối thiểu 1 buồng lò, tối đa là 4 buồng lò.

·        Chỉ đặt địa chỉ cho buồng lò có địa chỉ thấp nhất. Các buồng tiếp theo là địa chỉ tịnh tiến. Ví dụ, lò số 4 có 3 buồng, địa chỉ đầu đặt là: 07; Các buồng tiếp theo sẽ tự động có địa chỉ lần lượt là 08, 09. Điều này cần chú ý khi thiết lập địa chỉ trên các bộ điều khiển thực tế (ES100 hay E5AZ).

Chức năng thiết lập có thể chọn từ menu “Thiết lập/Địa chỉ và thời gian quét” hoặc từ nút “Thiết lập” trên panel vận hành. Sau khi nhập đúng mật khẩu, hộp thoại sau xuất hiện:

Chọn một hàng ngang, tương ứng với ô đầu của lò cần thay đổi.

Nhấn nút thay đổi, hộp thoại sau tiếp tục xuất hiện

Nhập vào địa chỉ, số buồng lò, tên lò, chọn nhóm NL1, NL2, NL3

Nhấn nút OK sẽ có kết quả sau:

 

Trong trường hợp muốn loại lò này ra khỏi vòng quét truyền thông, nhấn bỏ tick chọn tại ô “Cho phép hoạt động”. Chương trình sẽ loại bỏ các địa chỉ này khỏi vòng quét chương trình, làm cho quá trình truyền thông tối ưu hơn.

@ Nguyên tắc quét dữ liệu trong phần mềm:

-        Quét hỏi lần lượt tất cả các trạm (station) có trong danh sách.

-        Trường hợp không có trả lời (cắt điện bộ điều khiển hoặc bộ điều khiển không tồn tại), chương trình đợi 200ms, gửi lại lệnh 3 lần rồi bỏ qua, quét trạm tiếp theo.

-        Trong trường hợp nhận được trả lời, chương trình thực hiện quét ngay trạm tiếp theo (không cần đợi 200ms)

Lập chương, nạp trình cho lò

Đây là chức năng dành cho các bộ điều khiển ES100, là các bộ điều khiển nằm trong nhóm NL1 (nhóm các lò cũ). Bộ điều khiển có khả năng lưu giữ nhiều chương trình, mỗi chương trình gồm nhiều bước.

Chức năng này thực chất bao gồm 3 chức năng nhỏ:

-       Lập một chương trình mới, lưu trữ vào ổ cứng máy tính (Có thể sử dụng ngay hoặc lập sẵn).

-       Quản lý thư viện chương trình

-       Chọn và nạp một chương trình xuống các bộ điều khiển.

Để thực hiện thao tác, có ba cách:

-       Gọi từ menu “Nạp trình/Nạp trình cho nhóm NL1 (ES100P)”

-       Gọi từ menu popup khi kích chuột phải trên một ô hiển thị đồ thị

-       Gọi từ nút “Nạp trình” trên panel điều khiển

Quản lý thư viện chương trình

Sau khi thực hiện thao tác gọi nạp trình, hộp thoại như sau xuất hiện

Góc trái-trên là một danh sách các chương trình hiện có trong ổ cứng (trong CSDL). Mỗi chương trình có một tên và một ID (identification-thẻ nhận biết). Do vậy, tên chương trình có thể trùng nhau (tuy không nên như vậy).

Khi chọn một chương trình bất kỳ, các thông tin sau được hiển thị:

-       Ngày lập chương trình

-       Tên người đã lập chương trình

-       Đồ thị (phía phải)

-       Thông số cụ thể từng bước chương trình. Mỗi bước chương trình bao gồm 2 thông tin: Nhiệt độ (mong muốn khi bước kết thúc) và thời gian của bước nhiệt này.

Người sử dụng có thể xóa bớt một chương trình bằng cách chọn một chương trình trong “Danh sách chương trình” rồi nhấn nút “Xóa”. Sau khi nhấn nút “Xóa”, danh sách chương trình sẽ được rút gọn.

Lập một chương trình mới

Bước 1: Nhấn nút “Thêm CT”, nút thay đổi thành “Nhập tên”.

Bước 2: Nhập tên chương trình, tên người lập rồi nhấn nút “Nhập tên”. Nút chuyển lại thành “Thêm CT”. Trên danh sách xuất hiện tên chương trình với dấu “???” ở cột ID đánh dấu chương trình  chưa có dữ liệu.

Bước 3: Bắt đầu lập chương trình bằng cách nhập nhiệt độ, nhập giá trị thời gian quy đổi ra thành phút, sau đó nhấn nút thêm bước

Lần lượt thực hiện như vậy cho đến bước cuối cùng

Bước 4: Khi đã đủ các bước chương trình, nhấn nút “Lưu chương trình”. Trên danh sách chương trình sẽ có ID mới của chương trình đồng thời chương trình đã chính thức được lưu trên ổ cứng.

Chọn và nạp một chương trình xuống các bộ điều khiển

Chương trình được nạp xuống các lò theo trình tự nạp cho từng bộ điều khiển của buồng lò. Ví dụ, lò có 3 buồng lò, chương trình sẽ lần lượt được nạp cho buồng 1, buồng 2 rồi đến buồng 3. Khi ở chế độ nạp, chương trình tạm ngừng chức năng thu thập số liệu, cho đến khi tác vụ được hoàn thành

Bước 1: Người sử dụng chọn trên danh sách một chương trình, kiểm tra lại các thông số chương trình trên bảng liệt kê các bước, cũng như quan sát tổng thể theo đồ thị.

Bước 2: Nhấn vào nút “Chọn”. Trong trường hợp chưa nhấn ô này đã nhấn nút “Nạp”, chương trình có thông báo lỗi

Bước 2: Chọn thứ tự của chương trình để nạp xuống bộ điều khiển. Do bộ điều khiển có thể lưu được cùng lúc nhiều chương trình khác nhau, nên người dùng phải chọn vị trí của chương trình muốn lưu.

Bước 3: Tiếp tục chọn lò cần truyền xuống, theo tên lò. Danh sách liệt kê tất cả các lò trong nhóm NL1 hiện có thiết lập. Tuy nhiên chỉ truyền được chương trình cho các lò đang cấp điện cho bộ điều khiển

Bước 4: Nhấn nút “Nạp”, chương trình đưa ra một thông báo nêu vắn tắt thông tin để người sử dụng có thể kiểm tra lại. Nhấn Yes để nạp chương trình xuống. Một thanh progress bar sẽ xuất hiện thông báo tình trạng nạp chương trình và tự ẩn đi khi thao tác nạp kết thúc.

II.   Thiết lập điểm đặt cho lò

Với các lò nhiệt thuộc khu vực NL2, NL3, bộ điều khiển sử dụng là loại E5AZ. Đây là bộ điều khiển chỉ có một điểm đạt nhiệt độ. Vì vậy, thao tác thực hiện đặt nhiệt độ tương đối đơn giản, như sau:

Gọi hộp thoại đặt nhiệt độ SV bằng một trong hai cách:

-       Gọi từ menu “Nạp trinh/Nạp trình cho nhóm NL2, NL3(E5AZ)

-       Hoặc gọi từ nút bấm trên panel điều khiển

Hôp thoại sau xuất hiện

Chọn nhóm bao gồm một trong hai nhóm là NL2, NL2.

Mỗi khi chọn nhóm, danh sách trong hộp combo “Chọn lò/buồng” sẽ thay đổi theo nhóm các thiết bị.

 

Sau khi chọn, ô bên trái xuất hiện nhiệt độ đặt hiện tại của bộ điều khiển. Nhập nhiệt độ mới vào ô bên phải rồi nhấn nút “Nạp xuống BĐK”. Chương trình sẽ tạm ngưng quá trình thu thập số liệu bình thường, truyền nhiệt độ đặt xuống bộ điều khiển rồi quay trở lại. Khi đã nạp được, ô bên trái sẽ hiển thị nhiệt độ đặt đọc được từ bộ điều khiển. Nếu nhiệt độ này chính xác, phản ánh bộ điều khiển đã bắt đầu hoạt động với nhiệt độ đặt mới.

Chuẩn bị báo cáo

Mỗi khi một lò chuyển từ trạng thái tắt sang trạng thái bật, chương trình sẽ tự động xuất hiện một hộp thoại yêu cầu nhập thông tin sản phẩm. Đối với cụm NL1, trạng thái này xảy ra khi nhấn nút Run trên bộ controller ES100P. Với hệ NL2, trạng thái này xuất hiện khi cấp điện cho bộ điều khiển (mặc định đã ở chế độ chạy).

Người dùng có thể:

-       Nhập các thông tin trong các ô

-       Bỏ trống nếu thông tin không cần thiết

-       Chọn từ hộp xổ xuống combo. Trong đó tổng hợp lại các thông tin đã nhập trong các lần trước (chức năng nhớ).

Nếu sau 10 phút mà người dùng không nhập thông tin, hộp tự đóng với các thông tin mặc định. Nếu nhập xong, người dùng nhấn nút xác nhận

Trong suốt quá trình chạy, thông tin này có thể thay đổi, bổ xung hoặc nhập mới. Không nhất thiết phải nhập khi bắt đầu ca/mẻ sản xuất.

Thao tác là kích chuột phải vào lò cần nhập thông tin, chọn mục “Nạp thông tin ca/mẻ sản xuất”

Các thông tin sau đây được điền tự động trong quá trình chạy:

-       Thời gian bắt đầu.

-       Thời gian kết thúc.

-       Số thứ tự của chương trình nhiệt luyện đã gọi ra để chạy thực tế trên bộ điều khiển.

-       Số thứ tự bộ điều khiển.

-       Tên của lò.

Tìm kiếm dữ liệu, lập báo cáo

Dữ liệu sản xuất được lưu trữ trên máy và có thể xem lại, in trong thời điểm bất kỳ. Để thực hiện thao tác, có thể theo các cách sau:

-       Gọi từ menu “Báo cáo/Lập báo cáo”

-       Gọi từ popup menu khi nhấn chuột phải trên ô quan sát đồ thị của lò. Khi đó, hộp thoại sẽ mặc định lựa chọn các dữ liệu cho riêng tên lò tương ứng

-       Gọi từ nút “Báo cáo” trên panel điều khiển

Quá trình tìm kiếm và lập báo cáo có thể chia làm ba bước.

Bước 1: Gọi hộp thoại tìm kiếm dữ liệu (như trên)

Hộp thoại liệt kê tất cả những bản ghi dữ liệu trong 30 ngày gần nhất. Nguyên tắc sắp xếp theo trình tự thời gian. Người sử dụng dễ dàng tìm thấy dữ liệu khi kéo thanh trượt xuống dưới cùng nếu cần bản ghi mới nhất.

Trên hộp thoại có các thành phần sau:

-       Danh sách bản ghi, với các cột ghi tóm tắt nội dung dữ liệu

-       Ô chọn “Trong thời gian một tháng” chính là thời gian mặc định truy tìm dữ liệu. Trong trường hợp người dùng gọi hộp thoại này từ menu popup trên cửa sổ đồ thị, danh sách này còn tự động thu gọn trong các lò có tên trùng khớp với tên lò của đồ thị.

-       Ô chọn “Thời gian tùy chọn”: Là ô chọn thời gian tìm dữ liệu nếu người dùng không muốn tìm dữ liệu chỉ trong một tháng mà trong một khoảng thời gian bất kỳ. khi ô được chọn, phần ô chọn “Bắt đầu từ” và “Đến” mới sáng lên, cho phép người dùng chọn ngày tháng mong muốn.

-       Ô nhóm “NL1”, “NL2”, “NL3” và “Bất kỳ” chỉ định chương trình truy vấn thông tin thu hẹp trong phạm vi một nhóm hay cả ba nhóm.

Nhấn nút tìm kiếm để tìm dữ liệu như mong muốn. Chọn một hàng dữ liệu cần báo cáo sau đó nhấn nút “Bước tiếp theo”.

Bước 2: Trong bước này, người sử dụng có thể dùng toàn bộ dữ liệu có trên màn hình để lập báo cáo, hoặc trích lục một phần

Nếu chọn một khoảng thời gian, thao tác như sau:

-       Nhấn vào ô “Lựa chọn trong một khoảng thời gian”.

-       Chọn khoảng thời gian bằng cách nhập vào (hoặc bấm trọn trên cửa sổ) khoảng thời gian mong muốn. Lưu ý, thời gian tối thiểu và tối đa (của dữ liệu) đã được nêu trong hai ô tương ứng phía dưới.

-       Nhấn nút “Xem”

-       Nhấn nút “Bước tiếp theo” để chuyển sang bước 3

Bước 3: Là bước in kết quả. Kết quả trước khi in được trình bày cho người xem giống như sẽ được in.

Kết quả trang 1: Tóm tắt thông tin quản trị

Trang 2: Hiển thị đại diện khoảng 150 điểm số liệu cách đều (trong khoảng chọn)

Trang 3: Đồ thị vùng dữ liệu chọn in báo cáo

Người dùng nhấn vào biểu tượng máy in, chọn máy in rồi nhấn “OK”

Giám sát truyền thông và hoạt động chương trình

Giám sát hoạt động

Chương trình có chức năng ghi nhận các hoạt động quan trọng, báo lỗi nhằm mục đích bảo trì, sửa chữa hệ thống phần mềm. Để xem thông tin, có thể gọi bằng menu “Báo cáo/Log”. Bảng theo dõi hoạt động cho biết các sự kiện theo trình tự thời gian. Trong đó các thông báo

-       Mức 1 là thông báo lỗi

-       Mức 2 là cảnh báo thao tác quan trọng

-       Mức 3 thông báo các hoạt động bình thường

Tìm kiếm thông tin kết nối

Chương trình có chức năng phụ: Tìm kiếm bộ điều khiển trên mạng truyền thông. Chức năng gọi từ “Truyền thông/Trạng thái bộ điều khiển”

Người sử dụng chọn khu vực thiết bị, chọn địa chỉ thiết bị rồi nhấn nút “Xem”. Các thông tin sẽ xuất hiện nếu bộ điều khiển đang tồn tại trên mạng truyền thông và máy tính có thể kết nối tới. Trong trường hợp khác, máy báo không tìm thấy bộ điều khiển.

Theo dõi truyền thông

Là chức năng kỹ thuật, cho phép người quản trị kỹ thuật biết tình trạng vận hành của hệ thống.

-       Các ô COM1, COM2, COM3 hiển thị các lệnh truyền thông trao đổi qua lại giữa máy tính và các bộ điều khiển. Mặc định, các cổng truyền thông là Com1, Com2, Com3. Trong trường hợp không có các cổng này (ví dụ dùng máy tính khác với cổng Com ảo thay thế), cổng thấp nhất sẽ đóng vai trò cổng Com1, cổng tiếp theo đóng vai trò cổng Com2. Tương tự với Com3

-       Các dòng đỏ hiển thị lệnh truyền xuống bộ điều khiển. Các dòng xanh hiển thị lệnh trả lời của bộ điều khiển. Nhiều dòng đỏ liên tiếp thể hiện máy tính không nhận được phản hồi từ bộ điều khiển (có thể do đã ngắt điện, hoặc bộ điều khiển không thực tế tồn tại).

 

Sao lưu, phục hồi và xóa bớt cơ sở dữ liệu   

Có 3 chức năng về dữ liệu: Sao lưu, phục hồi và xóa bớt CSDL. Cả ba chức năng đều được gọi từ menu “Dữ liệu” và đều được bảo vệ bằng mật khẩu.

Sao lưu: Là thao tác copy file dữ liệu (bao gồm cả cấu hình hệ thống) ra một thiết bị khác (VD: USB)

Phục hồi: Là copy đè dữ liệu từ thiết bị

Xóa bớt dữ liệu:

Là thao tác thực hiện xóa một phần dữ liệu, nhằm làm giảm kích thước file CSDL

Thao tác này chỉ nên thực hiện:

-       Mỗi năm một lần. Nếu kiểm tra thấy việc truy vấn dữ liệu vẫn đủ nhanh thì không cần thực hiện

-       Trước khi thực hiện, nên thực hiện thao tác sao lưu, đề phòng rủi ro dữ liệu có thể xảy ra.

Tìm kiếm
sản phẩm mới nhất
Tin BÀI nổi bật
Mô phỏng thời gian thực trong thiết kế hệ thống điều khiển Mô phỏng thời gian thực trong thiết kế hệ thống điều khiển
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 254612

 

Công ty TNHH BKTĐH
Địa chỉ ĐK: Số 30, phố Vĩnh Phúc, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội
Văn phòng chính: Tầng 5 - số 170 - phố Bạch Mai - phường Ô Cầu Dền - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Tel: (+84) 0904651679   - Fax: (+84) 0903241679
Lê Anh Tuấn: 0904107904 - Phạm Văn Bách: 0912525169
Email: info@bktdh.vn - Web: 
http://bktdh.vn

Tiếp chuyện chúng tôi trong căn nhà nhỏ trống huếch xklđ đài loan
Tiếp chuyện chúng tôi trong căn nhà nhỏ trống huếcha xklđ đài loan

 

Cầu trục 5 tấn là loại cầu trục có sức nâng từ 0 đến 5 tấn. Loại cầu trục này thường được sử dụng trong nhà máy sản xuất thép, nhà xưởng, nhà kho và các nghành sản xuất kinh doanh khác cầu trục 5 tấn