Thiết
bị điều khiển động cơ tuyến tính
Nằm trong đề tài
KC.03/06-10
Nghiên
cứu thiết kế chế tạo robot song song (Gough-Stewart Platform) sử dụng trong hệ
thống thiết bị tạo chuyển động phức hợp, hình thành trung tâm gia công chế tạo
5 trục ảo - Chủ
nhiệm: PGS,TS Lê Hoài Quốc
Phần
I. Thông số động cơ và cảm biến đi kèm
Các thông số được kèm theo catalog sản
phẩm có như sau
Thông số
|
Giá trị
|
Đơn vị
|
Lực tác động
|
39
(8,77)
|
(Ibf/A)
|
Dòng điện cực đại
|
15
|
A
|
Điện trở pha 25/80°C
|
3.1/3.7
|
Ω
|
Điện cảm pha
|
3.1
|
mH
|
Loại sensor vị trí
|
Sine/cosine
|
|
Tốc độ cực đại
|
1.7
|
m/s
|
Đường kính stator
|
48
|
mm
|
Chiều dài stator
|
290
|
Mm
|
Chiều dài slider
|
630
|
mm
|
Thông tin cảm biến có được là:
- Cảm biến dạng cách ly hiệu ứng Hall
- Là dạng có chu kỳ lặp lại sin/cos
- Được cấp điện áp vào là 5V. Có hai
kênh điện áp ra, không có tín hiệu zero
Để có thể tìm hiểu cảm biến, nhóm nghiên
cứu đã nối động cơ vào bộ điều khiển của chính hãng, lập trình để slider chuyển
động theo quỹ đạo lặp lại với một tốc độ không đổi. Sử dụng chức năng quan sát
bằng đồ thị (dữ liệu thu thập qua cổng COM RS232), thu được kết quả sau:
|
H1.1
Thí nghiệm cảm biến vị trí
|
Trong đó
-
Đường 1: Tín hiệu Sine
-
Đường 2: Tín hiệu Cosine
-
Đường 3: Góc chuyển mạch
-
Đường 4: Vị trí tính toán
|
H1.2
Tương quan tín hiệu cảm biến và vị trí thực
|
Từ các thí nghiệm, có kết luận về cảm
biến vị trí như sau:
- Điện áp nguồn nuôi 5V, điện áp ra là
tín hiệu sine theo vị trí, có giá trị min = 0.5V, max=4.5V. Điểm zero của tín
hiệu sine là điện áp 2.5V
- Tín hiệu sine và cosine đúng lệch pha
nhau π/2.
- Chu
kỳ của tín hiệu sine/cosine phản ánh bước cực nam châm trên thanh slider.
- Mỗi cặp cực nam châm có chiều dài
60mm, tổng hành trình là 540mm (09 cặp).
Từ thông số cảm biến có được, mạch phần
cứng để nhận tín hiệu vị trí được tính toán như sau:
|
H1.3
Trị số linh kiện cho mạch nhận tín hiệu cảm biến
|
|
Phần
II. Phần thử nghiệm mạch LinDrive v2.1
1.
Nguồn cấp
Bao gồm:
- Nguồn cấp cho board mạch DSP, các IC
logic họ TTL
- Nguồn cách ly cho từng van riêng biệt
- Phần nguồn cấp cho các IC họ CMOS và tạo
áp chuẩn cho ADC
|
H2.1
Mạch phía sơ cấp các cuộn biến áp
|
Mạch nguồn thiết kế theo phương án
push-pull half-bridge (kéo/đẩy)
Tính toán tần số
Thực tế kiểm tra
|
H2.2
Điện áp sơ cấp biến áp push-pull
|
Phần mạch tạo nguồn vi sai +/-15V cho các
IC loại Op-Amp và nguồn 5V cho các IC TTL, đồng thời cấp cho mạch DSP như sau
|
H2.3
Nguồn cho Op-Amp và TTL
|
Thực hiện mạch trong thực tế
|
H2.4
Hình ảnh phần mạch nguồn
|
Phiên bản LinDrive2.1 thiết kế phần nguồn
cách ly cho từng van riêng biệt và cũng sử dụng duy nhất một IC tạo xung push-pull phía sơ cấp. Phần tử công suất chịu
dòng lớn sử dụng 02 van MOSFET loại IRF640.
|
H2.5
Nguồn cách ly cho từng IC khiển van công suất
|
Vì nguồn nuôi cho IC khiển van có thể nằm
trong dải rộng từ 8V đến 30V nên chỉ cần một cầu chỉnh lưu phía thứ cấp biến áp
là đủ, không cần IC ổn áp gây phức tạp mạch nguồn.
2.
Mạch khiển van
Sử dụng 08 IC drive và 08 nguồn riêng biệt.
IC HPCL316J có các đặc điểm chính sau:
- Cách ly hoàn toàn phía logic và phía lực.
Phía logic sử dụng nguồn riêng 4.5-5.5V, tương thích cả CMOS/TTL. Phía lực sử
dụng nguồn riêng, chính bằng điện áp sẽ cấp đến chân van công suất.
- Bảo vệ quá dòng, ngắt tín hiệu khiển đến
van nếu phát hiện quá dòng. Nguyên tắc của việc này là chip nhận biết điện áp
rơi trên lớp tiếp giáp D-S. Khi quá cao chính là khi quá dòng, chip ngắt tín hiệu mở tại chân G, khóa drive,
báo lỗi nên rất an toàn trong điều kiện tiến hành thử nghiệm.
|
H2.6
Mạch khiển van công suất
|
|
H2.7
Tín hiệu mở van tại chân Gate
|
3.
Mạch bảo vệ logic và phối hợp tín hiệu PWM
Trong thiết kế LinDrive2.1, sử dụng cụm
mạch dùng chip “trắng” CPLD để lập trình các logic cần thiết
|
H2.8
Mạch dùng CPLD EPM7064
|
Tín hiệu vào gồm có
- Toàn bộ 12 đường tín hiệu PWM từ DSP.
Việc chọn tín hiệu nào xuất ra kênh đầu ra phụ thuộc vào việc cấu hình chip
CPLD
- 08 kênh báo lỗi từ các IC drive
- Tín hiệu Reset. Khi các IC drive chuyển
sang chế độ bảo vệ quá dòng, các IC này sẽ chốt (latch) trạng thái bảo vệ cho
đến khi có xung reset.
- Tín hiệu Enable cho các kênh PWM.
Thực hiện phần khóa lỗi. Một trong các IC
drive báo lỗi sẽ tạo thành xung ngắt, đưa về DSP
|
H2.10
Config ngắt lỗi
|
Thực hiện khóa chéo
|
H2.11
Khóa chéo tín hiệu điều chế bằng phần cứng, phối hợp PWM_EN
|
Kết quả thực nghiệm cho thấy mạch hoạt động
rất hiệu quả. Các sai sót trong quá trình thử nghiệm được loại trừ hậu quả tối
đa.
4.
Kết quả thi công và thử nghiệm
Một số hình ảnh của thiết bị và các đặc
tính
|
2.11
Toàn bộ mạch thực hiện, từ góc trái
|
|
2.12
Mạch LinDrive 2.1 nhìn từ trên xuống
|
|
2.12
Phần mạch drive van và bảo vệ
|
|
2.14
Tín hiệu ra của chip CPLD, đưa đến IC drive
|
|
2.15
Tín hiệu điều chế tại chân IC drive, đo trên một nhánh cầu H
|
|
2.16
Tín hiệu tại chân G-S, đo trên một nhánh cầu H
|
|
2.17 Điện áp trên
cuộn dây pha A và B động cơ, đo với thang thời gian 100us
|
|
2.18
Điện áp trên cuộn dây A và B, đo với thang thời gian 2ms
|
|
|