Hệ điều khiển
lọc bụi tĩnh điện
Hệ điều khiển lọc bụi tĩnh
điện với đầy đủ giải pháp phần cứng (Mạch điện tử, PLC) và phần mềm (HMI,
SCADA). Hệ thống được thử nghiệm và đã lắp đặt tại Nhà máy điện Bãi Bằng - tổng
công ty giấy Việt Nam, chạy ổn định từ 2008. Tổng cộng 6 bộ, cho 02 lò Động lực
và Thu hồi, chia thành 3 tuyến lọc.
Sơ đồ khối hệ thống điều khiển
lắng tĩnh điện
Hiển thị thông số vận hành
Bao gồm:
§ Điện áp sơ cấp máy biến áp,
đơn vị Volt
§ Dòng điện sơ cấp máy biến áp,
đơn vị Ampe
§ Điện áp thứ cấp máy biến áp
(điện áp trên phân cực hệ thống lắng), đơn vị kV
§ Dòng điện thứ cấp máy biến áp,
đơn vị mA
Đường progress bar sẽ cho
người quan sát biết tương quan giá trị các thông số so với giá trị cực đại.
Khi giá trị các thông số đến
ngưỡng cực đại, đường progress bar sẽ chuyển từ màu xanh sang màu đỏ.
Phía dưới là hiển thị bằng
đồng hồ và số dạng LED. Ngoài 04 thông số trên còn thêm 02 thông số:
§ Công suất biểu kiến của cụm,
đơn vị kVA
§ Số lần phóng điện tính theo đơn
vị 1 phút. Trong các hệ thống lắng lý tưởng, số lần phóng điện này nằm trong
khoảng 120-140 lần/phút
Hiển thị các trạng thái
Ngày giờ: Là ngày giờ lấy theo hệ thống của máy. Trong trường hợp ngày giờ này
không chính xác, người dùng có thể chỉnh lại ngày giờ trên Windows.
Địa chỉ Modbus: Bộ PC104 có giao diện theo hai hướng. Thứ nhất, kết nối online với bộ
Controller để trao đổi thông tin trạng thái, vận hành, thông số…Thứ hai, kết
nối online với PLC theo chuẩn Modbus để chuyển thông tin và nhận thông tin với
PLC. 02 trạm ESP, biến tần kết nối trên cùng một đường bus truyền thông, chuẩn
vật lý RS485. Mỗi trạm có một địa chỉ riêng biệt trong đó
Các trạng thái khác:
§ Truyền thông Controller: Cho biết trạng thái truyền thông với bộ Controller
(trực tiếp điều khiển các Thyristor). Khi đèn nhấp nháy thể hiện việc truyền
thông bình thường. Khi đèn tối, đường truyền thông bị gián đoạn
§ Truyền thông với PLC: Là đường truyền thông Modbus đã nêu ở trên. Khi đèn
nhấp nháy thể hiện việc truyền thông bình thường. Khi đèn tối, đường truyền
thông bị gián đoạn
§ Contactor chính đóng: Contactor chính đóng khiến relay phụ đóng, chuyển tín
hiệu báo về PLC. PC104 đọc trạng thái này từ PLC. Trong trường hợp không nhân
được tín hiệu này có thể do:
o
Contactor chưa đóng
o
Relay tương ứng không tác động, hỏng tiếp điểm
o
Không nhận được tín hiệu truyền thông với PLC
§ Chế độ tự động (Auto): Sáng khi nhận
được thông báo từ bộ Controller cho biết đang ở chế độ tự động. Trong chế
độ này, Controller tự động tăng giảm điện áp, giải trừ hiện tượng Back Corona
§ Chế độ bằng tay (Man): Sáng khi nhận
được thông báo từ bộ Controller cho biết đang ở chế độ bằng tay. Thường đây
là chế độ để thử hệ thống, ít dùng để vận hành
§ Controller sẵn sàng: Trạng thái nhận được thông qua đường truyền thông
RS232 với bộ Controller, báo bộ Controller đã ở trạng thái sẵn sàng (chưa
chạy). Controller sẵn sàng liên quan đến tín hiệu “ON” trên board mạch (xem
thêm bản vẽ).
§ Controller hoạt động: Sáng khi Controller hoạt động ở chế độ Manual hoặc
Auto.
§ Remote:
Báo khóa chuyển mạch trên mặt tủ chuyển sang chế độ Remote. Tín hiệu này lấy từ
PLC thông qua đường truyền Modbus. Theo thiết kế cũ, khi thiết bị ở chế độ
remote, người vận hành tại chỗ không thể can thiệp. Phương thức này gây khó
khăn vận hành hơn nên được loại bỏ. Bộ điều khiển vẫn nhận lệnh bình thường trong
chế độ remote.
Lỗi và trạng thái đặc biệt
Các trạng thái đặc biệt và lỗi
được thể hiện bằng các đèn nhỏ như dưới đây. Bình thường, các đèn tối. Khi có
lỗi, hiển thị sáng màu đỏ.
§ OCS: (overcurrent
secondary) Đèn báo quá dòng phía thứ cấp bộ lắng tĩnh điện.
§ OCP: (overcurrent
primary) Đèn báo quá dòng phía sơ cấp bộ lắng tĩnh điện
§ FLT:
(fault) Lỗi chung, do nhiều nguyên nhân, ví dụ mất tín hiệu đồng bộ pha
§ OV: (overvoltage) Lỗi quá điện áp
§ SHC: (short
circuit) Lỗi ngắn mạch. Điện áp thấp mà dòng đã quá cao. Có thể chạm dây dủ
hoặc sơ cấp, thứ cấp
§ Reset:
Bộ Controller đang tiến hành khởi động lại, chưa hoàn tất.
Các nút chức năng
Các nút chức năng gồm 05 nút
tương ứng với 05 quá trình khác nhau. Có thể gọi quá trình này bằng cách nhấn
phím tương ứng F1-F5 hoặc dùng chuột tác động (nếu đang cắm chuột). Chức năng
cụ thể, xem mục III
Chế độ bằng tay
Mặc định, bộ điều khiển hoạt
động theo chế độ tự động. Chế độ bằng tay chỉ sử dụng khi bắt đầu thao tác hoặc
thử lại hệ thống sau khi khắc phục sự cố (chạm, chập…)
Ở chế độ bằng tay, nút ấn số
ba thể hiện dòng “F3-auto/MAN” (thay vì “F3-AUTO/man”). Đèn trạng thái “Chế độ
tự động (auto)” tối, “Chế độ bằng tay (man)” sáng.
Tại màn hình chính, người vận
hành có thể trực tiếp tăng, giảm dòng điện đặt cực đại “chế độ bằng tay” bằng
cac phím UP, DOWN, LEFT, RIGHT
Khi nhấn các phím này, giá trị
đặt dòng cực đại liên tục gửi xuống controller. Hộp thoại tự động biến mất sau
5s không có phím ấn hoặc khi người dùng nhấn Enter.
Các phím chức năng
F1-Start
Tác động:
|
Chuột hoặc phím F1
|
Trạng thái:
|
Đang ở chế độ dừng hiển thị
“F1-Start”
Đang ở chế độ chạy hiển thị
“F1-Stop”
|
Nút dùng chuyển trạng thái
Controller từ chế độ dừng sang chế độ chạy và ngược lại.
Khi chuyển từ chế độ dừng sang
chế độ chạy, hệ thống cần thỏa mãn các điều kiện:
§ Controller đã ở trạng thái sẵn
sàng (qua RS232)
§ Contactor chính đã đóng (qua
RS485)
Nếu điều kiện 1 không thỏa
mãn, hộp thoại sau xuất hiện
Nhấn OK nếu chấp nhận bỏ qua
kiểm tra điều kiện 1. Nhấn Cancel nếu muốn không thực hiện lệnh Start
Nếu điều kiện 2 không thỏa
mãn, hộp thoại sau xuất hiện
Nhấn OK nếu chấp nhận bỏ qua
kiểm tra điều kiện 1. Nhấn Cancel nếu muốn không thực hiện lệnh Start
Note: Nhấn Cancel bằng cách chuyển phím LEFT/RIGHT (mũi tên trái/ phải)
để chuyển focus của nút.
Comm
Tác động:
|
Chuột hoặc phím F2
|
Trạng thái:
|
Một hiển thị, “F2-Comm”
|
Phím “F2-Comm” chỉ dùng cho kỹ
thuật viên hiểu sâu về truyền thông công nghiệp. Người vận hành không cần sử
dụng chức năng này.
Khi nhấn F2, cửa sổ theo dõi
truyền thông như sau sẽ xuất hiện.
Bên trái là theo dõi truyền
thông PC104-Controller
Bên phải là theo dõi truyền
thông PC104-PLC
Dòng lệnh đỏ: Là lệnh truyền
đi từ PC104
Dòng lệnh xanh: Là lệnh nhận
về PC104 (nếu đúng địa chỉ, trong trường hợp Modbus).
Muốn thoát, nhấn F5 (hoặc
chuột)
F3-auto/man
Tác động:
|
Chuột hoặc phím F3
|
Trạng thái:
|
Khi Controller đang chế độ
Auto, “F3-AUTO/man”
Khi Controller đang chế độ
Auto, “F3-auto/MAN”
|
Nút chỉ có tác dụng khi có kết
nối với Controller. Nút chuyển trạng thái khi thực sự nhận được xác nhận đã
chuyển trạng thái từ Controller (đồng thời với chuyển trạng thái đèn tương
ứng).
Chế độ bằng tay: Bộ Controller điều khiển để dòng điện thứ cấp đạt đến dòng đặt manual và
duy trì dòng điện này theo vòng điều khiển kín.
Chế độ tự động: Bộ Controller điều khiển tăng dần dòng thứ cấp đến ngưỡng phóng điện
hoặc đạt dòng Max Auto. Nếu có hiện tượng phóng điện, Controller giảm điện dòng
sau đó tăng trở lại để dò điểm làm việc tối ưu.
F4-Reset
Tác động:
|
Chuột hoặc phím F4
|
Trạng thái:
|
Một trạng thái hiển thị: “F4-Reset”
|
Khi hệ thống có lỗi, một số
lỗi nghiêm trọng không tự giải trừ mà đòi hỏi trực kỹ thuật giải quyết, sau đó
reset lại hệ thống để có thể chạy tiếp. Quan sát trên đèn hiển thị lỗi để thấy
các lỗi này.
Nhấn nút, hộp thoại sau xuất
hiện:
Nhấn tiếp Enter nếu thực sự
muốn reset. Chuyển sang Cancel để bỏ lệnh.
Note:Thông thường, các lệnh khác được truyền liên tục xuống Controller
đến khi nhận được xác nhận từ phía Controller.
Lệnh Reset là lệnh đặc biệt, chỉ được truyền một lần và không đợi xác
nhận từ Controller (vì bản thân controller đang khởi động lại). Vì vậy, nếu
nhấn 1 lần không thành công (chưa hết đèn đỏ), có thể nhấn nhiều lần.
F5-Parameter
Tác động:
|
Chuột hoặc phím F5
|
Trạng thái:
|
Một trạng thái hiển thị:
“F5-Parameter”
|
Nút chỉ có tác dụng khi
Controller trong trạng thái Stop. Nếu Controller đang chạy, một hộp thoại thông
báo lỗi sẽ xuất hiện và yêu cầu nhấn Enter để quay trở lại.
Khi bắt đầu mở hộp thoại, hệ
thống luôn tự cập nhật thông số từ dưới Controller. Quá trình cập nhật này kết
thúc khi dòng “ĐANG ĐỌC DỮ LIỆU TỪ CONTROLLER…” biến mất.
Quá trình chỉnh các thông số
§ Chuyển đến thông số kế tiếp:
F1 hoặc phím DOWN, hoặc Enter
§ Chuyển đến thông số trước đó:
F2 hoặc phím UP
§ Sau khi chỉnh xong, nhấn
“F4-Save” để thông số chuyển xuống Controller. Dòng chữ “ĐANG GHI DỮ LIỆU XUỐNG
CONTROLLER…” xuất hiện và mất đi khi quá
trình ghi hoàn tất.
§ Nhấn “F3-Read Ctrlr” để đọc
lại thông tin, kiểm tra việc truyền đã chính xác chưa
§ Nhấn “F5-Return” để quay về
màn hình chính.
Note: Nếu không nhấn F4-Save, dữ liệu không được cập nhật xuống bộ
Controller
Giải thích các thông số cài đặt:
Dòng điện cực đại, chế độ Manual
|
Là dòng điện cực đại khi bộ
điều khiển chạy ở chế độ Manual (bằng tay). Trong chế độ này, bộ điều khiển
chỉ quan tâm đến giá trị dòng và cố gắng đưa hệ thống đạt giá trị này, dù có
tối ưu hay không.
Thường chỉ sử dụng để kiểm
tra hoạt động hệ thống, với giá trị nhỏ dưới 100mA
§ Max: 400mA
§ Min: 5mA
|
Dòng điện cực đại, chế độ Auto
|
Là dòng điện cực đại khi bộ
điều khiển chạy ở chế độ Auto (tự động). Trong chế độ này, bộ điều khiển tăng
giảm dòng tùy vào các thông số đo được, tìm điểm làm việc tối ưu nhất có thể
§ Max: 400mA
§ Min: 5mA
|
Tỷ lệ giảm dòng sau phóng điện
|
Là tỷ lệ tính theo phần ngàn
của hệ số giảm dòng điện (so với dòng danh định). Khi gặp hiện tượng phóng
điện và hệ thống đang ở chế độ tự động, Controller điều khiển để dòng điện
giảm dần xuống đến khi hết phóng điện
§ Max: 500 ‰
§ Min: 1 ‰
|
Thời gian tăng dòng đến Io
|
Là thời gian tính bằng giây
để dòng điện tăng dần. Lấy mốc dòng điện danh đinh Io làm chuẩn.
§ Max: 300 s
§ Min: 10 s
|
Dòng điện tối thiểu
|
Là dòng điện nhỏ nhất mà hệ
thống sẽ lùi về khi xảy ra phóng điện. Dòng tính theo phần trăm dòng định mức
§ Max: 100 %
§ Min: 1 %
|
Hệ số điều khiển Kp
|
Là hệ số điều khiển của bộ
điều khiển PI. Đây là thông số không khuyến khích thay đổi. Chỉ có kỹ sư điều
khiển, am hiểu hệ thống chỉnh hệ số này.
Note: Chỉnh sai sẽ dẫn đến mất ổn định hệ thống điều khiển
|
Hệ số điều khiển Kp
|
Là hệ số tích phân của bộ
điều khiển PI. Đây là thông số không khuyến khích thay đổi. Chỉ có kỹ sư điều
khiển, am hiểu hệ thống chỉnh hệ số này.
Note: Chỉnh sai sẽ dẫn đến mất ổn định hệ thống điều khiển
|
Điện áp danh định Us
|
Là giá trị danh định của
điện áp thứ cấp. Với hệ thống hiện tại, giá trị này là 70kV
|
Dòng điện danh định Is
|
Là giá trị danh định của
dòng điện thứ cấp. Với hệ thống hiện tại, giá trị này là 400mA
|
Dòng Ip tối đa
|
Dòng điện tối đa phía sơ
cấp. Là ngưỡng bảo vệ phía sơ cấp
|
Modbus
|
Đặt địa chỉ Modbus
553-EP1-HV1: 10
553-EP2-HV1: 05
553-EP1-HV2: 05
553-EP2-HV2: 10
Mặc định, cổng để giao tiếp với
PLC là cổng 2, chuẩn RS485
|
Port
|
Vị trí cổng của đường truyền
RS232 với Controller. Mặc định là 1. Có thể chọn các giá trị 1,3,4 (cổng 2
nối PLC).
Thiết lập này chỉ có tác
dụng khi khởi động lại chương trình
|